Header Ads

ad728

Kỹ sư sang Nhật làm việc miễn phí

Nhiều công ty trung gian đăng tin tuyển kỹ sư sang Nhật làm việc với mức phí từ 3000$ - 7000$, tổng chi phí khoảng 100 triệu. Mức phí bằng khoảng 1/3 so với thực tập sinh. 
Nếu đỗ thì bạn vẫn mất khoản tiền kha khá hoặc trường hợp xấu bị lừa vừa mất tiền vừa bị giữ hồ sơ như gần đây mình đọc được bài viết về một bạn trượt phỏng vấn nhưng bên trung gian vẫn ỡm ờ bảo là đang trình hồ sơ lên cục để xin tư cách lưu trú.
Bản thân mình đang làm IT tại Nhật và hoàn toàn miễn phí. Công ty chi trả mọi chi phí từ tiền visa, vé máy bay, tiền học tiếng Nhật 3 tháng tại Việt Nam...
Các ngành IT, cơ khí, điện tử, xây dựng... có vô số cơ hội sang Nhật hoàn toàn miễn phí.
Dù đi dưới bất kỳ hình thức hay qua công ty nào yêu cầu để có thể sang Nhật làm việc với visa kỹ sư bạn cần phải tốt nghiệp cao đẳng đại học khối ngành kỹ thuật. Tìm hiểu về visa kỹ sư.



Hình thức này yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn ứng viên : 
Tiếng Nhật : Tối thiểu N4 với làm việc tại nhà máy, N3 nếu làm việc văn phòng ( công ty cũng bắt học thêm tiếng Nhật sau khi đỗ phỏng vấn, chi phí công ty chi trả). Đơn giản đảm bảo bạn có trình độ tương đương N3 khi sang Nhật. Mình trình độ N3 nhưng vẫn sấp mặt.
Kỹ thuật : Bằng cao đằng, đại học khối ngành kỹ thuật hoặc tốt nghiệp phổ thông nhưng có nhiều năm kinh nghiệm làm trong ngành tương ứng (kỹ sư xây dựng thì phải từng làm thiết kế, quy hoạch nhà chứ không phải kinh nghiệm xách hồ nhé).
Việc đỗ hay không hoàn toàn dựa vào nỗ lực của bản thân. Mình và bạn bè để đỗ phỏng vấn thì đứa nào cũng từng đi phỏng vấn 3 -7 lần là ít.
Tại sao lại miễn phí ?
Các công ty trung gian của Việt Nam nhận tiền từ phía Nhật bản. Phần chi phí này sẽ ảnh hưởng đến cách công ty cân nhắc lương của bạn. Chi phí cho công ty trung gian được giữ bí mật, nghe nói khoảng 60 triệu.
Mình đưa ra quy trình định hướng các bước để có thể sang Nhật làm việc.
Step 0 : Trình độ tiếng Nhật
Nghe thì hơi thừa nhỉ, nhưng phần này giành cho bạn nào chưa biết tiếng Nhật. Tối thiểu bạn nên học xong N5 để bắt đầu quá trình tìm việc và chuẩn bị. Xong N4 bắt đầu phỏng vấn và N3 thì sang Nhật.
Step 1: Tìm kiếm thông tin tuyển dụng
Luôn luôn dựa trên những nguồn tin cậy để tìm kiếm job:
Website của trường : 
Thông tin tuyển dụng được xác thực 90% nên mình rất yên tâm. Kể cả khi bạn đã đi làm tìm kiếm việc làm qua website của trường cũ rất hữu ích.
Mình từng học Bách Khoa nên lên web của trường http://ctsv.hust.edu.vn/ để tìm. 
Job do 2 đối tượng sau đăng :
Các công ty chuyên về tuyển dụng : Thực ra đây là chính là các công ty trung gian, bạn có thể tìm trên google. Mình không giới thiệu công ty nào ở đây. Nhưng thực ra các job đi Nhật  trên web site của Bách Khoa có đến 80% là của các công ty này đăng tin. Có thể từ đây để tìm trang chủ của các công ty chuyên về tuyển dụng. Sau bạn theo dõi trang chủ của họ để nhận tin mới nhất.
Các công ty Nhật có chi nhánh tại Việt Nam : Ở Nhật chi phí tuyển dụng qua công ty trung gian rất cao (ước tính khoảng 60 - 100 triệu, chưa xác thực) nên gần đây các công ty Nhật có chi nhánh tại Việt Nam tuyển dụng trực tiếp để giảm chi phí.
Job Fair:
Nổi tiếng nhất ở Việt Nam mà mình biết là NIN2 được tổ chức hàng năm ở Hà Nội và Hồ Chí Minh. 
Job fair của Topcarrer ở singapore, ứng viên phỏng vấn skype và vòng cuối được công ty trả tiền vé máy bay sang singapore phỏng vấn. Toàn các công ty top như Nissan, Rakuten, Soft bank..., lương khủng và yêu cầu cũng max cao nên chỗ này chỉ để chém gió :)
Các trường đại học thường hay có job fair tuyển nhân viên làm việc tại Nhật Bản. Tìm thông tin tại website của trường.
Hint : Theo dõi fanpage, web của các trường lớn như Bách Khoa, Quốc Gia... vì họ có nhiều quan hệ hợp tác với các nhà tuyển dụng nên có lượng thông tin dồi dào.
Trang web tuyển dụng
Web của công ty chuyên về job làm việc tại Nhật bản : Cách tìm mình ghi phía trên.
Web tuyển dụng lớn của Việt Nam : Vietnamwork, itviec... Gần đây mình thấy có một số job sang Nhật tại đây.
Web chuyên tuyển dụng của Nhật : hello work, indeed... Website hầu như chỉ tuyển người đang ở Nhật, mang tính tham khảo.
Step 2 : Chuẩn bị CV
CV tiếng Nhật đều có form sẵn rồi. Lên google tìm 履歴書 ra hết.
Form chung rồi nên bạn điền các thông tin cơ bản là ổn. Tên chuyển sang katakana thì có bài viết hướng dẫn bạn tự chuyển được hoặc nhờ người.
Quan trọng nhất là phần 自己PRsẽ giới thiệu tóm tắt về cuộc đời, về lý tưởng nhân sinh giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ bạn trong vài dòng. Phải đầu tư cho phần này, hiện nay job fair hoặc công ty tuyển dụng có tổ chức lớp hướng dẫn viết 自己PR. Hoặc bạn tự tìm hiểu trên mạng rồi viết.
Xưa lúc mình viết như sau : 
1. Chọn những khó khăn bạn đã vượt qua trong quá khứ, ảnh hưởng, kinh nghiệm từ đó. Chọn khoảng 1- 3 cái.
2. Viết ngắn gọn bằng tiếng việt.
3. Tiếp tục rút ngắn đến 7 - 10 dòng. Bỏ bớt nếu khó khăn ấy không nổi bật.
4. Dịch sang tiếng Nhật và check ngữ pháp, chính tả. Nên nhờ sempai giúp đỡ.
Để viết chỉnh chu bạn phải tìm hiểu kỹ cách viết.
Step 3 : Luyện phỏng vấn
Luyện nói trôi chảy tất cả nội dung trong CV. 
Tìm các mẫu về 自己紹介 để luyện. Tối thiểu bạn phải nói được thông tin cơ bản : tên, tuổi, kinh nghiệm, bằng cấp...
Các câu hỏi thường găp : Điểm mạnh, điểm yếu, tại sao muốn sang Nhật.
Một số cuộc phỏng vấn có phiên dịch viên. Phần hỏi đáp có thể có phiên dịch viên hỗ trơ nên tối thiểu phải chuẩn bị câu trả lời bằng tiếng Việt trước. Nói được bằng tiếng Nhật sẽ càng thể hiện năng lực tiếng Nhật của mình và được đánh giá cao hơn.
Mình đi phỏng vấn 3 lần thì 1 lần có phiên dịch, 2 lần không có phiên dịch.
Step 4 : Đi phỏng vấn
Trang phục : Set cơ bản là áo trắng, quần đen/ váy, vest và giầy đen. Đảm bảo trang phục và đầu tóc gọn gàng, tránh màu tóc quá sặc sỡ (đỏ, trắng, xanh )
Vòng 1 : Làm bài test kiến thức. Tùy thuộc công ty yêu cầu.
Vòng 2 : Phỏng vấn qua skype.
Vòng 3 : Phỏng vấn trực tiếp với  người Nhật.
Công ty hiện tại mình phỏng vấn 1 vòng trực tiếp với người Nhật luôn vì họ đang ở Việt Nam.
Phỏng vấn ở Việt Nam thực sự được loại bỏ nhiều quy tắc và dễ gấp đôi so với phỏng vấn tại Nhật. Xem thêm các clip về phỏng vấn để biết.
Đi phỏng vấn nhiều lần là cách rất tốt để bạn luyện phỏng vấn và không phải nản lòng vì bạn đi phỏng vấn bao nhiêu lần cũng không tốn tiền đâu.
Step 5: Đỗ phỏng vấn
Tùy thuộc vào yêu cầu của công ty mà phải học thêm vài tháng tiếng Nhật tại Việt Nam.
Nếu không cần người gấp thì thông thường sẽ bay sau 4 - 6 tháng khi đã có naitei. Nhiều trường hợp phải đợi đến 1 năm là bình thường. Mình đỗ đầu tháng 7 và bay tháng 12.
Viết CV, cách phỏng vấn, trang phục, cách làm việc tại Nhật... xem tại Tomoni
Đây là trang web điều hành bởi tổ chức Mpken, rất nhiều thông tin hữu ích, chính xác và được viết công phu.

Post Top Ad

ad728

Post Bottom Ad

Mỗi bài viết mình đều bỏ công sức, thời gian để trải nghiệm rồi viết lại nhằm cung cấp thông tin chính xác, ghi rõ nguồn khi chia sẻ. ad728