Header Ads

ad728

Checklist đồ cần mang sang Nhật

Sau khi có visa, vé máy bay rồi thì bước cuối cùng là chuẩn bị đồ để sang Nhật. Lúc này vừa tốn tiền và thời gian. Nhất là quần áo nên mua dần trước lúc về quê vì thành phố lớn quần áo vừa đẹp, vừa rẻ, nhất là có đợt giảm giá.



Lúc mình chuẩn bị đồ, dù được cho 2 cái vali (loại 7kg và loại size 29) nhưng vẫn mất khoảng 6 triệu. Trong đó áo khoác dạ 1.200.000đ và phải thay toàn bộ quần jean bằng quần vải.
Xưa mình phải chuẩn bị cho câu lạc bộ nên phải tạo hẳn checklist xem mình cần đồ gì, chi phí bao nhiêu, số lượng thế nào. Checklist giúp người khác quản lí được có thiếu cái gì không.
Checklist trong bài viết dựa trên dạng làm việc văn phòng tại Tokyo.

Quần áo

Nhức đầu nhất là mua quần áo. Tùy tính chất công việc và nơi làm viêc, yêu cầu trang phục khác nhau. Nếu có thể hãy hỏi sempai để biết cụ thể, tránh tốn tiền và đem quá nhiều đồ.
Dù bất kì làm chỗ nào, hãy chuẩn bị 1 bộ quần âu, áo sơ mi, vest dành cho lúc trang trọng hoặc phỏng vấn.
Văn phòng : Văn phòng mình mùa đông vẫn có điều hòa nên mặc áo len, áo cộc + áo sơ mi là đủ ấm, không nhất thiết phải mua áo giữ nhiệt. Nam giới hàng ngày mặc sơ mi + vest. Nữ không bắt buộc mặc vest. Tất cả yêu cầu quần vải/chân váy tối màu. Luôn chọn loại trang phục cực kỳ tối giản.
Nhà máy: Do mặc quần áo bảo hộ nên yêu cầu trang phục lỏng hơn hoặc không yêu cầu, có thể mặc jean. Vì vậy giảm bớt số lượng quần vải, sơ mi, vest và tăng số lượng áo phông.
Công trường, nhà lạnh, ngoài trời : Môi trường này thời tiết khắc nghiệt nhất. Nắng nóng và rét buốt. Nên chọn áo len, áo khoác mỏng để mặc nhiều lớp áo vừa ấm nhưng vẫn nhẹ nhàng và làm việc thoải mái.
No.Quần áoSố lượngNote
1Cơ bản
2Sơ mi5
3Quần vải/ chân váy công sở4Tối màu vaý rip váy chữ A
4Áo vest1-2Nam giới nên đem nhiều hơn
5Jean2
6Váy liền thân2
7Áo phông ngắn tay2
8underwear4
9Tất giấy3
10Tất3
11Quần tất1Mang nhiều nếu mặc váy
12Mùa đông
13Áo phông dài tay3
14Quần dài ở nhà3
15Áo giữ nhiệt1
16Áo len2
17Áo khóac siêu ấm1Áo dạ áo phao mặc đi đường mùa đông rét 3 độ
18Áo khóac mỏng vừa1Mặc vào mùa xuân
19Khăn2
20Găng tay len/da1
21Mùa hè
22Áo phông ngắn tay2
23Quần sooc3
Bay vào mùa đông thì mặc luôn được áo khoác trên người giảm bớt gánh nặng hành lý. Trừ đợt rét nhất (tháng 12 – tháng 2) cần áo khoác dày để mặc luôn thì không nên đem quá nhiều áo khoác. Mình bay cuối tháng 12 chỉ đem 1 áo khác dày mặc đi đường và 1 áo khoác mỏng, 1 áo gió mặc nhà.
Bay mùa hè, thu thì để sang Nhật mua áo khoác. Áo siêu nhẹ Uniqlo giá 1 man, các hiệu quần áo cũ bán áo khoác còn rất mới, sạch sẽ  giá khoảng  3 sen. Nhưng mùa đông đầu tiên mình hoàn toàn không cần mua quần áo mới.
Mình đem hạn chế quần áo nên nhét vào vali nhỏ và 1 ít ở balo, tổng cộng 11kg không tính áo khoác. Còn lại toàn bộ vali lớn dành để nhét đồ ăn(lúc cân lên tận 32kg bị chị tiếp viên nhắc nhở 😦 ).
Quần áo mặc ở nhà thì tùy ý nhưng nên đem quần áo dài đi mặc vào mùa đông ấm hơn.

Túi xách, giày dép

No.Đồ dùngSố lượngNote
Túi xách
1Túi công sở1
21
3Bao lô1
4Vali cỡ nhỏ1Có thể thay bằng balo
5Vali cỡ lớn1
Giày dépKhông đem dép lê dép quai
1Sneaker1
2Cao gót 3cm1
3Giày búp bê1Loại trơn hoặc trang trí đơn giản
Vali nên ra ngoài chợ mua rẻ hơn các shop bán. Với vali to thì mua loại rẻ tiền thôi vì dùng vài lần lúc về nước. Vali nhỏ hay dùng đi du lịch, đi chơi nên mua loại xịn chút.Túi  xách : Loại túi có thể nhét vừa laptop 15.6 inch, màu đen, thiết kế đơn giản.
Hiếm thấy có người đi dép ngoài đường nên trừ khi là scandal thật đẹp muốn dùng đi chơi thì đừng đem dép gì sang. Dép đi trong nhà ra shop 100¥mua được.

Đồ dùng cá nhân

No.Vật dụng cá nhânSố lượng
1Bàn chải1
2Khăn mặt1
3Bông tắm1
4Dầu gội, xả24 gói
5Sữa tắm12 gói
6Kem đánh răng1
7Nhíp1
8Cắt móng tay1
9Cạo lông mày(nữ)1
10Kéo cắt tóc1
11Dao cạo râu (nam)1
12Tông đơ cắt tóc (nam)1
Những thứ này nhỏ gọn và tiện dụng, hãy chuẩn bị sẵn 1 bộ đồ dùng đem theo để dùng luôn. Sữa tắm, dầu gội mang dạng gói đủ dùng trong 1-2 tuần đầu vì có thể chưa tìm được chỗ mua.
Nam giới thường xuyên cắt tóc nên mang theo tông đơ sang tự cắt cho nhau.

Thuốc

No.ThuốcSố lượng
2Urgo10 cái
3Thuốc giảm đau2 vỉ
4Thuốc tiêu chảy2 vỉ
5Thuốc cúmĐủ 2-3 đợt cúm
6Dầu gió1 lọ
7Thuốc nhỏ mắt1 lọ
8Khẩu trang giấy10 cái
Thuốc cho cảm cúm, đau bụng, đau đầu. Thuốc cúm mua đủ liều cho 2-3 đợt cúm. Dùng đủ 1 năm thôi, hết thì nhờ người nhà gửi sau cũng được. Nhiều bạn đem thuốc sang để đến tận lúc hết hạn.
Thuốc bệnh/ bổ cá nhân thì tùy người. Nhớ đóng gói gọn gàng, chọn loại kích thước nhỏ. Lần mình đi, hàng xóm muốn gửi chục hộp thuốc sắt, bổ não, chiếm nửa cái vali.

Thực phẩm, gia vị

No.Gia vịSố lượngNote
1Tương ớt5
2Sa tế3
3Nước mắm1
4Bột canh10
5Mì tôm, phở, bánh đa..30Thừa chỗ thì đem thêm
6Hạt tiêu0.3Một ít xay sẵn, còn lại đem tiêu sống
7Bột ớt0.3
8Hành khô0.5
9Măng khô1
10Mộc nhĩ0.5Mua được ở Nhật(Gyomu Super)
11Nấm Hương5
12Miến2Mua được ở Nhật(Gyomu Super)
13Bánh đa nem5Mua được ở Nhật(Gyomu Super)
14Hạt rauNếu ở nhà có chỗ trồng(khu nông thôn):rau muống, cải cúc, ớt…
15Đồ ănBọc kĩ giấy bạc với đồ thịt, dễ bị hải quan nhật thu
16Ruốc1
17Muối lạc
18Thịt trưng mắm tép0.5Bọc kĩ giấy bạc
19Mắm tép1Bọc kĩ giấy bạc
Gia vị : mình thích ăn cay nên đem theo khá nhiều ớt và hạt tiêu. Hạt tiêu để lâu bị mất mùi nên đem theo 1 ít xay sẵn, còn lại để sống, khi nào cần thì rang. Đồ ăn Nhật không cay may là mình có đem theo 1kg ớt chỉ thiên, sang ném tủ lạnh ăn dần, thỏa mãn luôn.
Mì chính : Tùy ý. Siêu thị có bán gia vị tương tự hạt nêm của Ajimoto.
Bên Nhật có sẵn tỏi, gừng (hơi đắt chút) và hành lá, không cần phải đem.
Mộc nhĩ, nấm hương, miến, bánh đa nem: có bán ở siêu thị Gyomu Super(có nấm khô khác nấm hương) nhưng đắt.
Mì tôm: Dùng ăn tháng đầu khi chưa có lương. Chuẩn bị 30 gói, cuối cùng thừa chỗ thì mua thêm.
Đồ ăn từ thịt: Ruốc, thịt trưng mắm tép, bò khô, nước mắm..Ăn trong thời gian đầu chưa biết chỗ mua đồ, chưa có lương. Nhớ bọc kĩ giấy bạc. Sang sân bay Nhật cũng hên xui có bị hải quan kiểm tra không, có con chó ngửi mùi kiểm tra xem có đem theo thịt không. Nếu bị kiểm tra 90% là bị thu vì luật cấm mang thịt vào nước Nhật theo đường xách tay.
Chai nước mắm, chai thủy tinh: Bọc kĩ bằng giấy bạc, hạn chế chai thủy tinh vì dễ vỡ. Chai lớn phải để ở hành lý kí gửi.

Đồ uống, bánh kẹo

No.Quần áoSố lượng
1Trà túi lọc2 hộp
2Cà phê2 hộp
2Trà xanh0.5 kg
Chuẩn bị một ít kẹo, đồ ăn vặt.

CON DẤU

Các thủ tục đều yêu cầu con dấu thay cho chữ kí. Nếu có thể hãy chuẩn bị ở Việt Nam để tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Không kịp thì sang Nhật làm. Đọc thêm tại : Đến Nhật đầu tiên phải làm gì?

Quà tặng

50% đều bảo đem cà phê làm quà tặng nhưng ở siêu thị bán lọ cà phê bột có 300¥mà to như lọ milo. Vị cà phê Việt khác vị cà phê Nhật. -> Không nên tặng cà phê.
Tip: Chọn loại bánh kẹo được chia nhỏ thành nhiều gói nhỏ, có thể ăn luôn và thuận tiện chia cho từng người trong công ty. Không tìm được loại nào đặc sắc thì chọn loại kẹo bánh của Việt Nam mà ngon là được.
Đặc sản : Mình vào cửa hàng ô mai Hồng Lam, kiếm loại nào hợp thì mua. Gần đây bao bì của họ khá đẹp và chuyên về quà tặng đi nước ngoài. Bánh đậu xanh đóng gói đẹp nhưng người Nhật không thích lắm và quá nhiều người tặng rồi. Các loại ô mai thì không thể chia cho từng người, thích hợp tặng riêng cho cá nhân.
Mình chọn loại thanh long sấy dẻo nhưng lúc bóc ra mấy biết không được đóng gói theo từng miếng, chia ra nhìn hơi mất vệ sinh.
Tiền yen
Mang bao nhiêu tiền là đủ : Từ 5 – 10 man tùy vùng và tùy điều kiện.
Những thứ có thể phải chi trả:
No.Quần áoChi phí
1Đồ nhà bếp, nhà tắm: bát đũa, xoong nồi…3 sen(Mua ở shop 100¥)
2Chi phí ăn uống1 man / tháng
3Tàu xe1 man / tháng
4Xe đạp7 sen
5Chăn đệm7 sen
6Nồi cơm điện6 sen
7Quạt điện/ lò sưởi3 sen
Tổng4.6 man
Nhiều bạn được công ty hỗ trợ mua sẵn cả bát đũa, chăn đệm và nồi cơm điện, thậm chí được cho xe đạp ( nhà gần công ty) thì chỉ mất chủ yếu là chi phí ăn uống.
Mình ở vùng Tokyo và phải mất cả tiền tàu xe và tự mua tất cả những thứ trên ( trừ xe đạp không đi và quạt điện) thì dùng hết 5 man trong tháng đầu tiên.
Tiền nhà trừ thẳng vào lương. Tiền điện, gas đều trả vào tháng sau (sau ngày nhận lương) nên không cần dự trù khoản này vào.
Lưu ý : Lương được trả vào 15 tháng sau ( lương tháng 1 trả vào 15/2). Số tiền thực tế cần mang phải đủ sống đến ngày 15 tháng sau( xấu nhất là 1.5 tháng mất 1.5 man tiền ăn uống).
Nếu biết trước không phải mua đồ gì thì chỉ cần mang 5 man. Tối đa mang 7 – 10 man hầu như có thể sống đủ trong 1.5 tháng trước khi nhận lương. Dư 1 vài man dự phòng chuyện phát sinh đột xuất. Không cần đem quá nhiều vì lúc bay hầu như ai cũng hết tiền rồi mà phải chạy vạy đi vay nhiều cũng khổ.
Lương tháng đầu thường rất thấp ( sang giữa tháng -> không đủ ngày công, phải đi đào tạo, khám sức khỏe ->có thể không có lương….)

Tóm lại

Luôn luôn ưu tiên mang những đồ nhỏ gọn hưu ích. Ví dụ : 1 áo khoác = 6 áo phông, sơ mi hoặc đem loại dầu gội gói thay cho chai.
Lưu ý : Đây là list đồ cơ bản với dành cho nữ làm ở văn phòng, tùy tính chất công việc và nơi sống của mỗi người sẽ khác nhau.
Mình tổng hợp lại list đồ trong file excel, bạn có thể dùng nó để dự trù số tiền, kiểm tra xem thiếu gì hay không. Tải về tại đây.

Post Top Ad

ad728

Post Bottom Ad

Mỗi bài viết mình đều bỏ công sức, thời gian để trải nghiệm rồi viết lại nhằm cung cấp thông tin chính xác, ghi rõ nguồn khi chia sẻ. ad728