Phái cử là gì? Haken là gì?
Khi google từ khóa “tuyển dụng làm việc tại nhật bản” bạn thường bắt gặp hình thức tuyển nhân viên phái cử hoặc làm việc cho công ty phái cử.
Phái cử – Haken(派遣) một khái niệm xa lạ và mới mẻ với Việt Nam.
Ở Việt Nam, phái cử chính là hình thức onsite. Onsite cực kì phổ biến trong ngành IT. Gần đây Việt Nam gia công phần mềm cho Nhật nhiều nên người làm trong ngành IT ít nhiều tiếp xúc và hiểu được hình thức hợp đồng phái cử. Nếu bạn hiểu rõ về onsite hoặc có thể hỏi bạn bè trong ngành IT thì không cần tiếp tục đọc bài viết này.
Chính xác phái cử : là coi nhân sự là một dạng tài nguyên và cho thuê. Khi công ty đang chạy dự án cần người gấp, hoặc chỉ cần người trong thời gian ngắn vài tháng nhưng nhân lực hiện tại không đủ. Họ tìm đến các công ty phái cử để thuê người. Hết dự án, hợp đồng phái cử kết thúc, nhân viên trở về với công ty cũ.
Tóm lại bạn ký hợp đồng với công ty A, nhưng sẽ đi làm ở các công ty B, C, D…. khác nhau, tuân theo quy định làm việc tại công ty đó. Nhưng tất cả lương, thưởng, chế độ bảo hiểm, nghỉ lễ…đều do công ty A chi trả.
Sau khi phỏng vấn vào công ty, vào công ty, đào tạo, thử việc…, cần tiếp tục đi phỏng vấn với khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý, thì kí hợp đồng với họ, sang chỗ khách hàng làm hết hợp đồng thì về công ty nhà tiếp tục đi phỏng vấn khách hàng mới.
Do chi phí nhân lực cao nên hình thức phái cử ở Nhật cực kỳ phổ biến vì tận dụng được nhân sự nhàn rỗi tốt nhất.
Được và mất :
Ưu điểm: Làm việc nhiều môi trường, nhanh chóng trưởng thành.
Bình thường bạn sang Nhật 3 – 5 năm đều làm việc tại một công ty. Nhưng nhân viên haken chuyển nơi làm việc liên tục. Có cơ hội đi làm việc ở nhiều vùng khác nhau. Năm nay ở Tokyo nhưng sang năm lại ở Osaka, Hokkaido… Muốn đi du lịch tiết kiệm được rất nhiều tiền tàu xe, khách sạn.
Áp lực công việc lớn, nhiều công việc : Làm việc nhiều tích lũy nhiều kinh nghiệm, gặp gỡ nhiều cách làm việc, nhanh chóng trưởng thành.
Làm thêm giờ nhiều : Hầu như đi haken hay phải làm thêm giờ -> Lương làm thêm giờ cao -> Lương cao.
Nhược điểm : Bấp bênh và vất vả.
Bấp bênh :
Thường xuyên thay đổi nơi làm việc, 3, 6 tháng, 1, 2 năm. Luật Nhật quy định tối thiểu hợp đồng haken là 3 tháng, thông thường là 1 năm. Cần liên tục thích nghi với môi trường và công việc mới. Với nhân sự Việt Nam điều này không khó khăn vì ở Việt Nam nhảy việc 1 năm 1 lần dễ dàng.
Thu nhập bấp bênh: khi đi haken có thêm khoản tiền là tiền chức vụ, công việc nên lương cao hơn khi ngồi ở công ty. Khi ở công ty gần như không làm thêm giờ -> chênh lệch lương rất lớn (khoảng vài man). Lương cơ bản giữa nhân viên lúc đi haken và nhân viên công ty thường như nhau.
Áp lực lớn : Khách hàng cần người mấy thuê nên bạn sang làm việc có lúc lúc dự án nhiều việc và căng thẳng, chạy dateline, áp lực công việc lớn. Tuy nhiên công ty cũ mình làm ở Việt Nam, họ thuê toàn bộ người về làm một dự án từ đầu đến cuối, mình thấy mấy bạn onsite đó khá rảnh rỗi.
Nhiều trường gặp phải vi phạm hợp đồng, khách hàng bắt làm quá giờ mà không trả tiền làm thêm, bóc lột. Bạn nên liên hệ về công ty nhờ giúp đỡ. Nếu may mắn sẽ chuyển sang khách hàng mới.
Nhầm lẫn nhân viên công ty thường với 正社員(nhân viên chính thức) . Do cách gọi ở Việt Nam nhân viên chính thức là người được qua đợt thử việc và được kí hợp đồng chính thức 1 năm hưởng nguyên lương dẫn đến nhầm lẫn. Nhân viên seishain ở Nhật giống với nhân viên công chức ở Việt Nam vậy, được hưởng chế độ trọn đời và các phúc lợi vô cùng tốt. Ngay cả người Nhật cũng phải phấn đấu gần chục năm để trở thành seishain.
Nhân viên công ty haken thì 90% đi haken, còn lại khoảng 10% ở lại công ty thực hiện các dự án cốt lõi của công ty (nhằm duy trì danh tiếng và tận dụng nhân sự rảnh rỗi) , không hẳn toàn bộ sẽ đi haken.
Cá nhân mình thích môi trường làm việc ổn định hơn là bay nhảy như haken. Một khía cạnh nào đó nhân viên bình thường và haken giống như con ruột và con ghẻ vậy.
Đi haken như đi làm dâu trăm họ, chuẩn bị đầy đủ kỹ năng và hên xui không biết nhà chồng tương lai ra sao.
Phái cử – Haken(派遣) một khái niệm xa lạ và mới mẻ với Việt Nam.
Ở Việt Nam, phái cử chính là hình thức onsite. Onsite cực kì phổ biến trong ngành IT. Gần đây Việt Nam gia công phần mềm cho Nhật nhiều nên người làm trong ngành IT ít nhiều tiếp xúc và hiểu được hình thức hợp đồng phái cử. Nếu bạn hiểu rõ về onsite hoặc có thể hỏi bạn bè trong ngành IT thì không cần tiếp tục đọc bài viết này.
Chính xác phái cử : là coi nhân sự là một dạng tài nguyên và cho thuê. Khi công ty đang chạy dự án cần người gấp, hoặc chỉ cần người trong thời gian ngắn vài tháng nhưng nhân lực hiện tại không đủ. Họ tìm đến các công ty phái cử để thuê người. Hết dự án, hợp đồng phái cử kết thúc, nhân viên trở về với công ty cũ.
Tóm lại bạn ký hợp đồng với công ty A, nhưng sẽ đi làm ở các công ty B, C, D…. khác nhau, tuân theo quy định làm việc tại công ty đó. Nhưng tất cả lương, thưởng, chế độ bảo hiểm, nghỉ lễ…đều do công ty A chi trả.
Sau khi phỏng vấn vào công ty, vào công ty, đào tạo, thử việc…, cần tiếp tục đi phỏng vấn với khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý, thì kí hợp đồng với họ, sang chỗ khách hàng làm hết hợp đồng thì về công ty nhà tiếp tục đi phỏng vấn khách hàng mới.
Do chi phí nhân lực cao nên hình thức phái cử ở Nhật cực kỳ phổ biến vì tận dụng được nhân sự nhàn rỗi tốt nhất.
Được và mất :
Ưu điểm: Làm việc nhiều môi trường, nhanh chóng trưởng thành.
Bình thường bạn sang Nhật 3 – 5 năm đều làm việc tại một công ty. Nhưng nhân viên haken chuyển nơi làm việc liên tục. Có cơ hội đi làm việc ở nhiều vùng khác nhau. Năm nay ở Tokyo nhưng sang năm lại ở Osaka, Hokkaido… Muốn đi du lịch tiết kiệm được rất nhiều tiền tàu xe, khách sạn.
Áp lực công việc lớn, nhiều công việc : Làm việc nhiều tích lũy nhiều kinh nghiệm, gặp gỡ nhiều cách làm việc, nhanh chóng trưởng thành.
Làm thêm giờ nhiều : Hầu như đi haken hay phải làm thêm giờ -> Lương làm thêm giờ cao -> Lương cao.
Nhược điểm : Bấp bênh và vất vả.
Bấp bênh :
Thường xuyên thay đổi nơi làm việc, 3, 6 tháng, 1, 2 năm. Luật Nhật quy định tối thiểu hợp đồng haken là 3 tháng, thông thường là 1 năm. Cần liên tục thích nghi với môi trường và công việc mới. Với nhân sự Việt Nam điều này không khó khăn vì ở Việt Nam nhảy việc 1 năm 1 lần dễ dàng.
Thu nhập bấp bênh: khi đi haken có thêm khoản tiền là tiền chức vụ, công việc nên lương cao hơn khi ngồi ở công ty. Khi ở công ty gần như không làm thêm giờ -> chênh lệch lương rất lớn (khoảng vài man). Lương cơ bản giữa nhân viên lúc đi haken và nhân viên công ty thường như nhau.
Áp lực lớn : Khách hàng cần người mấy thuê nên bạn sang làm việc có lúc lúc dự án nhiều việc và căng thẳng, chạy dateline, áp lực công việc lớn. Tuy nhiên công ty cũ mình làm ở Việt Nam, họ thuê toàn bộ người về làm một dự án từ đầu đến cuối, mình thấy mấy bạn onsite đó khá rảnh rỗi.
Nhiều trường gặp phải vi phạm hợp đồng, khách hàng bắt làm quá giờ mà không trả tiền làm thêm, bóc lột. Bạn nên liên hệ về công ty nhờ giúp đỡ. Nếu may mắn sẽ chuyển sang khách hàng mới.
Nhầm lẫn nhân viên công ty thường với 正社員(nhân viên chính thức) . Do cách gọi ở Việt Nam nhân viên chính thức là người được qua đợt thử việc và được kí hợp đồng chính thức 1 năm hưởng nguyên lương dẫn đến nhầm lẫn. Nhân viên seishain ở Nhật giống với nhân viên công chức ở Việt Nam vậy, được hưởng chế độ trọn đời và các phúc lợi vô cùng tốt. Ngay cả người Nhật cũng phải phấn đấu gần chục năm để trở thành seishain.
Nhân viên công ty haken thì 90% đi haken, còn lại khoảng 10% ở lại công ty thực hiện các dự án cốt lõi của công ty (nhằm duy trì danh tiếng và tận dụng nhân sự rảnh rỗi) , không hẳn toàn bộ sẽ đi haken.
Cá nhân mình thích môi trường làm việc ổn định hơn là bay nhảy như haken. Một khía cạnh nào đó nhân viên bình thường và haken giống như con ruột và con ghẻ vậy.
Đi haken như đi làm dâu trăm họ, chuẩn bị đầy đủ kỹ năng và hên xui không biết nhà chồng tương lai ra sao.